Chuyển đến nội dung chính

THIỀN HIỂU BIẾT (4) (Pháp đàm, làm mới, nghe pháp thoại, im lặng hùng tráng, lắng nghe, điều phục cơn giận, giữ bàn tay cho khéo)

Để Đến Với
Thiền Hiểu Biết
( 4 )





Pháp đàm

   Pháp đàm là cơ hội để hiểu sâu hơn bài pháp thoại và trao đổi những kinh nghiệm tu tập với nhau.

   Nghe chia sẻ kinh nghiệm của những người khác thì cái thấy của ta sẽ trở nên sáng hơn, nhưng ta cũng phải có trách nhiệm đóng góp kinh nghiệm của mình, dù là kinh nghiệm thành công hay thất bại. Ta đừng nên dùng buổi pháp đàm để phô trương kiến thức hay chỉ trình bày với lý thuyết suông, như vậy sẽ không có lợi ích gì cho sự tu tập của ta và người khác. Năng lượng chánh niệm của đại chúng sẽ yểm trợ ta có thêm tự tin để hết lòng nói lên kinh nghiệm có thật của mình. Ta không nên bỏ lỡ phần chia sẻ của mình  mà lại can dự vào phần chia sẻ của người khác khi chưa được mời đóng góp.

   Trong khi chia sẻ pháp đàm, ta cũng không quên thả lỏng toàn thân, quan sát từng lời nói và âm giọng của mình. Đặc biệt là phải quan sát kỹ thái độ của mình trong khi chia sẻ: có khi hào hứng, có khi nói cho có nói, có khi khoe khoang hay trình diễn, có khi thêm thắt những kinh nghiệm không có thật, có khi rất chân thành và đầy nhiệt tâm muốn nâng đỡ sự thực tập của mọi người.

   Một buổi pháp đàm có phẩm chất khi mọi người thật lòng chia sẻ với nhau, làm cho nhận thức trở nên sâu sắc và tinh thần nhẹ nhàng hơn, hiểu và chấp nhận nhau hơn.


Làm mới

   Làm mới là cơ hội để nhìn lại và tháo gỡ những nội kết giữa mình với một người nào đó trong đoàn thể tu học hoặc trong gia đình.

   Làm mới cũng như phép thực tập sám hối, cần nên có lòng thành khẩn và ý chí thực tập để thay đổi tình trạng. Ta có thể làm mới giữa hai người, nhưng phải hẹn trước. Nếu thấy khó khăn thì mời thêm một người mà cả hai bên đều thương kính và tin cậy. Tùy trường hợp mà có khi ta cần làm mới trước đoàn thể để cần sự soi sáng và yểm trợ.

   Trong suốt quá trình làm mới, ai cũng thực tập chánh niệm, sử dụng phép lắng nghe và ái ngữ, đặc biệt phải tôn trọng tiếng chuông, và chỉ khi nào được mời thì mới mở lời. Sau đây là quá trình làm mới:

   1- Tưới hoa: Nhắc đến những điểm tích cực và dễ thương của người mà ta muốn làm mới để họ có thêm đức tin nơi bản thân và mát dịu tâm hồn. Vì như vậy họ sẽ cảm nhận được thiện chí cũng như lòng quý trọng của ta, chứ không phải là hành động lên án hay chỉ trích.

   2- Phản tỉnh: Tự nhận mình thực tập chưa vững vàng, nhiều lúc cũng không kiểm soát hết những lời nói và hành động vụng về của mình, nên đã làm buồn lòng người khác mà ta không hay biết.

   3- Nói lên nội kết: Nói cho người kia biết về niềm đau đã quấn chặt tâm ta trong những ngày qua, vì họ đã buông ra lời nói hay cử chỉ thiếu tỉnh thức. Ta cũng nên nói thêm là do sự thực tập chưa được vững chãi nên ta còn dễ bị giận hờn như vậy, mong người kia hãy yểm trợ ta trong sự thực tập bằng cách đừng hành xử như thế nữa.

   4- Thực tập lắng nghe: khi nghe người kia nói xong, nếu ta nghĩ người kia bị vướng vào nhận thức sai lầm nên đã tự làm khổ bản thân, chứ ta không hề có ý làm cho người kia khổ, thì ta cũng không nên đính chính ngay lúc ấy để buổi làm mới không trở thành buổi tranh chấp. Ta chỉ nên duy trì chánh niệm, thực tập lắng nghe sâu với tâm từ bi để cảm nhận được nỗi khổ tâm của người kia. Ta ghi nhận những điều người đó nói và hứa sẽ nhìn kỹ lại những gì đã xảy ra. Sau đó hãy tìm cơ hội giúp cho người đó thấy được nhận thức sai lầm của họ. Nếu ta thực sự thấy mình đã có những vụng về hoặc những lầm lỡ với người kia thì phải lập tức gọi điện thoại, hoặc viết thư, hoặc tốt nhất là đến gặp người đó xin lỗi và hứa sẽ thực tập khá hơn trong những ngày tới.


Nghe pháp thoại

   Phải có mặt trước khi vị Pháp sư tới. Trong khi chờ đợi ta nên tĩnh tọa và theo dõi các đề mục chớ đừng lao xao trò chuyện. Trong giờ nghe pháp thoại, ta không nên di chuyển qua lại, hoặc đi ra ngoài hay gây tiếng động mà làm ảnh hưởng đến phẩm chất của bài pháp thoại và sự tiếp thu pháp thoại. Ngồi nghe pháp thoại ta phải ngồi thật thẳng với tất cả sự cung kính, giống như khi ta ngồi thiền.

   Ta không nên bận rộn ghi chép hay sử dụng trí năng để so sánh, phán xét mà làm chướng ngại cho trận mưa pháp đang thấm vào đất tâm. Ta cũng đừng để tâm ham thích kiến thức khiến ta không còn cảm hứng nghe lại những bài pháp thoại mà nội dung mình đã từng nghe rồi, ta có thể bỏ lỡ cơ hội quý báu đưa tới sự tỉnh ngộ khi nhân duyên đang hội tụ. Cứ mở lòng ra đón nhận giáo pháp mầu nhiệm với tất cả sự quý trọng và hoan hỷ, giọt mưa sẽ tự tìm tới những hạt giống tốt năm xưa mà thẩm thấu. Mỗi khi nghe pháp thoại mà thấy lòng nhẹ nhàng, ấm áp và đánh động là đã nghe pháp thoại thành công.


Im lặng hùng tráng

   Đến nơi thiền tập với đoàn thể ta cần phải buôn bỏ những lao xao hỗn tạp bên ngoài, để dành thời gian chú tâm vào sự tập luyện như thiền thở, thiền đi, thiền ngồi, thiền làm việc… hoặc đi sâu vào các đề mục quán chiếu để khóa tu học có nhiều phẩm chất. Im lặng là cơ hội để ta quay về bên trong. Ta phải biết trân quý và tiết kiệm thời gian tu tập với đại chúng mà đừng trao đổi với nhau bằng những câu hỏi hay câu chuyện vớ vẫn không cần thiết. Quyết tâm như vậy thì khi rời khỏi trung tâm thiền tập ta mới có thể đem thiền về với nhà.

   Trong quá trình im lặng, ta không ngừng quan sát những diễn biến tâm lý của mình. Chánh niệm của ta cũng như cái máy quay phim, nó ghi nhận hết những khi nó quét qua. Nên khi trong ta có những tiếng thầm thì của sự than phiền, đánh giá, chỉ trích, buộc tội,… là ta nhận biết ngay. Nhận biết cả tiến trình tâm lý ấy diễn ra mà không thêm vào bất cứ thái độ nào. Cũng giống như ta xem phim vậy, chỉ khám phá và thấu hiểu chứ không can thiệp vào nội dung cuốn phim. Im lặng sẽ giúp ta quan sát phiền não một cách nhanh nhạy, tinh vi và nhiều góc cạnh. Thực ra khi chưa im lặng thì phiền não của ta cũng nhiều như vậy đó, bây giờ nhờ chấm dứt hướng ra bên ngoài nên ta mới thấy rõ chúng.

   Im lặng hùng tráng tạo ra năng lượng vững chãi trong tâm, giúp cho tiến trình chuyển hóa và trị liệu tâm lý thêm dễ dàng. Ta nên tích cực đóng góp phẩm chất tu học của thiền thân về phép thực tập giản dị này.

Tâm ý đã mệt nhoài
Thương ghét mãi chưa nguôi
Ngừng nói năng phân biệt
Ta tìm về ta thôi


Lắng nghe

   Trong khi im lặng, ta có thể nghe được nhiều âm thanh thú vị xung quanh mà đời sống với quá nhiều vướng bận, hay khi tâm ta bị quá nhiều rác rến trong đầu che phủ, đã khiến ta không nghe thấy được.

   Khi ta có mặt đích thực, trọn vẹn, cộng thêm sự thực tập im lặng, ta có thể nghe những âm thanh rất nhỏ và rất xa. Ta có thể nghe được tiếng vô thanh, nghe cả những thổn thức trong lòng, hay những đợt sóng ngầm chống đối hay kỳ thị.

   Để có thể nghe chính xác những gì mà đối tượng kia phát ra, ta phải loại trừ những tạp niệm bên trong, buông bỏ những thành kiến và định kiến, nghe với tất cả sự chú tâm và thành khẩn, nghe như lần đầu mới được nghe, nghe mà không suy tưởng hay so sánh.

   Đến một lúc nào đó hả năng lắng nghe của ta sẽ tinh tường, có thể nghe một lúc rất nhiều âm thanh mà không bị loạn động, nghe mà không thấy mệt, nghe tới đâu thấu hiểu tới đó. Bởi lẽ trong môi trường thiền tập, việc lắng lòng nghe là để có cơ hội mài giũa chánh niệm, mài giũa kỹ năng quan sát những phản ứng bên trong. Cho nên càng quay về lắng nghe chính mình ta sẽ càng có đủ nội lực để vượt qua những bóng tối trong chính mình, gầy dựng niềm tin đích thực.


Điều phục cơn giận

 Ý thức rằng hạt giống giận hờn đã có sẵn trong chiều sâu tâm thức của ta, vì không bảo hộ khéo léo nên ta đã để cho người kia tưới tẩm bằng vài câu nói hay hành động không dễ thương. Điều cần thiết là quay về ôm ấp và chuyển hóa em bé giận hờn trong ta, chứ không nên đuổi theo kẻ mà ta tin là nguyên nhân chính gây ra nỗi khổ cho ta.

   Không nên nói hay không làm bất cứ điều gì để phản ứng lại người kia thì cơn bão giận hờn còn đó. Làm như thế thì chỉ gây thêm đổ vỡ và đào thêm hố sâu ngăn cách cho đôi bên. Nếu thấy năng lượng trong ta hơi yếu thì chỉ nên chú tâm vào hơi thở vào ra mà không để ý tới sự kiện vừa xảy ra.

   Trường hợp ta vẫn còn tỉnh táo và định lực tương đối vững thì hãy nhìn thẳng vào cơn giận. Cơn giận bây giờ là đề mục của chánh niệm. Quan sát từng sự vận hành của nó với tâm không đàn áp hay phán xét. Cũng không nên bỏ lên thêm bất cứ thái độ phản ứng nào. Chỉ cần cố gắng duy trì sự quan sát một cách đơn thuần như thế mà không cố gắng dập tắt ngay. Quan sát cơn giận trong năng lượng chánh niệm mạnh mẽ và đều đặn thì cơn giận sẽ sớm tan biến.

   Nguyên nhân nổi giận thường là do tự ái hay tổn thương. Nếu ta bớt hướng ra bên ngoài, bớt đi tìm thức ăn cảm xúc cho bản ngã, bớt tâm mong cầu hay chống đối, tập tùy thuận theo hoàn cảnh, thì trái tim ta sẽ rộng mở và cơn giận kia sẽ không còn cơ hội trở lại.

   Nếu thấy quá khó khăn, ta có thể mời một người thực tập vững chãi và có hạnh phúc cùng hành thiền với ta. Năng lượng của người kia làm cho ta ấm áp, an ủi và vững tin rất nhiều. Nhưng nếu khổ đau vượt quá sức chịu đựng thì ta nên nương nhờ vào sức mạnh của đoàn thể tu tập. Đoàn thể sẽ tiếp thêm sức mạnh, giúp ta quay về thực tập tỉnh thức, tưới tẩm lại hạt giống hiểu biết và thương yêu.

   Dù gì thì ta cũng phải luôn nhớ rằng cơn giận chỉ là một hiện tượng, một nguồn năng lượng tiêu cực xảy ra trong nhất thời, nó sẽ tan biến khi ta không đồng nhất với nó. Ta còn là một tổng thể rất tuyệt vời gồm có: tĩnh lặng, an nhiên, bao dung, hiểu biết.


Giữ bàn tay cho khéo

   Trong ánh sáng tỉnh thức, ta nhận ra sự liên kết không bao giờ gián đoạn giữa ta và vạn vật xung quanh. Đời sống của ta không chỉ là thân mạng này, hình hài hay tâm hồn này, mà còn là những gì đang không ngừng nuôi dưỡng ta ở thế giới xung quanh ta. Thử nghĩ nếu không có ánh nắng, không có không khí trong lành, không có rừng cây xanh, không có nguồn nước không nhiễm độc, không có thực phẩm sạch,… thì làm sao ta có thể sống sót được. Cho nên người hành thiền có phẩm chất thì khi nhìn vào cái gì cũng thấy nó có liên kết với mình, nó đang nuôi dưỡng mình, từ đó mà phát sinh lòng biết ơn sâu sắc và ý thức muốn giữ gìn. Sống mà biết tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên thì đó chính là một phần đức hạnh của con người. Mà “Có đức thì mặc sức mà ăn”, vì lợi ích chung mà ra sức bảo vệ thì ta sẽ trở thành đứa con cưng của vũ trụ. Thực ra, bảo vệ môi sinh chính là bảo vệ sinh mệnh chung của tất cả muôn loài, trong đó có ta. Đây là trách nhiệm cơ bản của mỗi công dân trong trời đất, chứ không phải là việc làm cao cả hay to tát gì cả.

Giữ bàn tay cho khéo
Tiếp nhận nếp tổ tiên
Trao truyền cho con cháu
Cùng tìm hướng đi lên

   Vì tình thương và hiểu biết, ta hãy ký cam kết thực hiện Năm Hiệp Ước Bảo Vệ Môi Sinh dưới đây:

1.  Ý thức việc vứt bỏ túi nylon gây nhiễm độc cho bà mẹ thiên nhiên vì  phải mất cả nghìn năm nó mới tự phân hủy, con xin nguyện chỉ sử dụng túi vải để đựng hàng hóa khi đi chợ.

2.  Ý thức rừng ngã thì con không thể thở và cũng sẽ ngã theo, con xin nguyện chỉ sử dụng chén, ly hay khăn giấy trong trường hợp không còn cách nào khác hơn.

3.  Ý thức nguồn nước thiên nhiên đang dần cạn kiệt và hàng triệu người đang chết khát trên thế giới, con xin nguyện tiết kiệm từng ngụm nước dù khi tắm rửa.

4.  Ý thức khói xe gây ô nhiễm không khí, tạo ra những trận mưa axit làm chết rừng, hư hại nguồn nước, con xin nguyện lái xe vào những mục đích thực sự chính đáng, và sẽ cố gắng dùng xe công cộng khi có thể.

5.  Ý thức việc chăn nuôi gia súc lấy thịt gây ra nhiều dịch bệnh nguy hiểm, chất thải làm cho địa cầu nóng thêm dẫn đến những thảm họa thiên tai và con người ngày càng đánh mất lòng từ ái vốn rất cao cả dành cho muôn loài, con xin nguyện ăn chay thường xuyên để góp phần xoa dịu và giữ gìn sinh mạng chung.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

DƯỢC SƯ QUẢNG ĐẢNH CHƠN NGÔN

DƯỢC SƯ QUẢNG ĐẢNH CHƠN NGÔN    Nam - mô Bạt già phạt đế, bệ sát xã, lũ lô thích lưu- ly, bác lặc bà, hắc ra xà giả. Đát tha yết đa gia, a ra hắc đế. Tam miệu tam bột đà gia, đát điệt tha. Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha. (3 lần, 7 lần, 21 lần,…108 lần) Giải kiết, giải kiết, giải oan kiết, Nghiệp chướng bao đời đều giải hết, Rửa sạch lòng trần phát tâm thành kính, Đối trước Phật đài cầu xin giải kiết. Dược Sư Phật, Dược Sư Phật, Tiêu tai Diên Thọ Dược Sư Phật. Tùy tâm mãn nguyện Dược Sư Phật. Nam mô Dược Sư Hội Thượng Phật Bồ Tát. (lạy 3 lần)

SÁM CẦU SIÊU ĐỘ CHÚNG SINH NƠI ĐỊA NGỤC

SÁM HỐI CHO CHÚNG SANH NƠI ĐỊA NGỤC http://thichchanquang.com/sam-hoi-cho-chung-sinh-noi-dia-nguc/ https://www.youtube.com/watch?v=Ga7AlCIe6L4 NIỆM HƯƠNG nguyện đem lòng thành kính Gửi theo đám mây hương Phảng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo Thề Trọn đời giữ đạo Theo Phật Pháp làm lành Cùng Pháp giới chúng sanh Cầu Phật Từ gia hộ Tâm bồ đề kiên cố Chí tu học vững bền Xa bể khổ nguồn mê Chóng quay về bờ giác. KỲ NGUYỆN Hôm nay Đại chúng Tăng ni, Phật tử chùa Phật Quang vân tập trước Phật đường thành tâm hướng về cõi địa ngục, nơi có vô số chúng sinh đang bị đọa lạc vì tội lỗi quá khứ. Để thay cho chúng sinh đó mà sám hối tội lỗi, để thay cho chúng sinh đó phát nguyện đời đời quy Tam Bảo. Xin cho chúng sinh đó nương Phật lực mà sớm thoát khỏi ngục tối. Xin cho chúng sinh đó được chư Tăng dẫn dắt, giáo hóa để tiến tu vô lượng hạnh lành. Rồi ngày kia cùng Pháp giới chúng sinh thành Phật đạo. Nguyện chư Phật phóng quan tiếp độ khi

KỆ PHÓNG SINH

KỆ PHÓNG SINH http://thichchanquang.com/ke-phong-sinh/ NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT NAM MÔ ĐẠI TỪ DI LẶC TÔN PHẬT NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT Theo từ bi Phật dạy Vì thương tưởng chúng sinh Trong tăm tối vô minh Đọa vào thân cầm thú Nên chúng con công đức Làm hạnh phóng sinh này Gỡ thân phận tù đày Cứu nguy cơ bị giết Cho các loài thú vật Đang hiện diện nơi đây Chờ chú nguyện đủ đầy Rồi thoát thân khổ ách Cúi xin mười phương Phật Chư Bồ Tát Thánh Hiền Phóng ánh sáng bảo liên Độ chúng sinh an lạc Chúng sinh quy y Phật Chờ duyên phúc tái lai Tỉnh giấc mộng đêm dài Một lòng theo Phật Pháp Nguyện chúng sinh hiểu rõ Được lầm lỗi của mình Nên tinh tấn tu hành Không đọa thêm lần nữa Nguyện chúng sinh dũng mãnh Theo Phật đến vô cùng Vượt khăn khó nghìn trùng Đạo tâm không thay đổi Nguyện chúng sinh giác ngộ Giải thoát khỏi luân hồi Tứ quả thánh lên ngôi Tâm Từ bi Trí tuệ Phóng sinh này có phúc Con xin