Chuyển đến nội dung chính

THIỀN HIỂU BIẾT (1) (có mặt, định tâm, chánh niệm, cứ để nó như vậy đi)

Để Đến Với
Thiền Hiểu Biết
( 1 )

Có mặt

   Tâm ta luôn suy tưởng đến những điều đã hay sắp xảy ra, chứ ít khi nào chịu ở yên trong hiện tại. Đành rằng suy nghĩ là cần thiết, nhưng hầu hết những suy nghĩ của chúng ta điều dư thừa, không lợi ích. Mà càng suy nghĩ thì càng cạn kiệt năng lượng, mệt mỏi và dễ khuấy động phiền não. Điều nguy hại nhất là khi suy nghĩ thì ta sẽ không thể thưởng thức được những giá trị hạnh phúc đang có mặt trong hiện tại. Cho nên, có khả năng dừng suy nghĩ khi cần thiết là điều rất quan trọng để giúp tâm ta quân bình và sáng tỏ.

   Thực ra, ta cần phải có mặt trong hiện tại, vì chỉ khi nào ta có mặt trong hiện tại thì ta mới có thể kết nối với sự sống, ta mới đích thực sống. Và ta chỉ có thể nắm bắt là những gì thuộc về phút giây này, tương lai thật ra chỉ là sự tiếp nối của hiện tại. Hiện tại nếu không nắm bắt được thì tương lai cũng sẽ như vậy thôi. Quanh ta có rất nhiều giá trị hạnh phúc cần được nâng niu và giữ gìn, ta có biết không? Mơ ước chi cho lắm để khi có được rồi lại hờ hững.

   Để có mặt và ở yên trong hiện tại,ta cần phải nắm vững vài kỹ thuật tập luyện. Hãy luôn tự nhắc nhỡ rằng: “Ta đang làm gì đây? (ta đang tiếp xúc với đối tượng nào đây?)”, hay “Công việc này đang diễn ra như thế nào? (Đối tượng này đang trong tình trạng như thế nào?)”. khi nhìn, khi nghe, khi ngửi, khi nếm, khi xúc chạm, khi suy nghĩ đến điều gì ta điều biết rõ đến đối tượng. Biết rõ (awareness) tức là tâm ý đang không hời hợt, không cẩu thả, không bị cuốn đi, không bị cảm xúc hay vọng tưởng khống chế. Sự có mặt được duy trì càng lâu và càng mạnh thì nhận biết sẽ càng lớn. Mê lầm nhờ vậy được phá vỡ.
   

Định tâm

   Để có mặt trong hiện tại đã là quá khó, còn để có mặt và nhận biết những gì đang xảy ra trong hiện tại, xung quanh ta và ngay ở trong ta, một cách liên tục thì phải nổ lực công phu lắm mới được. Thế nên ta đừng nôn nóng, cũng đừng nản lòng khi thấy việc đem tâm trở về cứ như “bắt cóc bỏ dĩa” vậy. Hãy kiên trì, nỗ lực, nhắc nhỡ mình thường xuyên có mặt rồi từ từ cũng sẽ làm được thôi.

   Để dễ dàng quan sát một đối tượng, nhất là giữ tâm đủ lâu trên một đối tượng mà không bị xao nhãng hay bị lôi kéo qua đối tượng khác, thì ta phải tập định tâm (concentration). Gom tâm ý đang tản mác khắp nơi trở về tập trung vào một điểm, một cụm hay một tổ hợp nào đó. Điểm càng nhỏ định lực (concentration power) sẽ càng mạnh. Những điểm được chọn phải có mặt trong hiện tại, nhưng nếu nó gần, dễ tiếp xúc hay cảm nhận thì việc định tâm sẽ dễ dàng xảy ra hơn. Đầu chóp mũi, nhân trung (phần giữa đầu môi và chân mũi), hơi thở là những điểm mà người hành thiền hay chọn.

   Mục đích của định tâm là để cắt đứt dòng suy tưởng, đưa tâm trở về hiện tại, thiết lập sự chuyên chú để làm chất liệu hỗ trợ cho sự thực tập quan trọng hơn đó là chánh niệm. Thế nên, khi tâm đã thực sự an định và lắng sâu thì ta sẽ không còn nhận biết rõ về đối tượng nữa, thậm chí ta cũng không nhận ra mình đang chú ý vào đối tượng nào. Tâm ta cứ đi sâu vào các tầng định, thư giãn và an tịnh. Nên nhớ định tâm chỉ đốt cháy các phiền não thô cạn chứ không thể chuyển hóa những cố tật kiên cố. Tuy vậy, người mới hành thiền cần phải cố gắng tập định tâm cho thuần thục (muốn định là định ngay hay định được lâu), dù có khi phải bỏ ra vài tháng trời để xây dựng khả năng này. Bởi lẽ không thể không có định lực trong quá trình thẩm nghiệm, thấu hiểu và xuyên thủng phiền não.

   Ta cũng có thể áp dụng phần cạn định tâm vào sinh hoạt hằng ngày, nhất là trong công việc, bằng cách chú ý thật kỹ vào đối tượng đang tiếp xúc mà không để vọng tưởng kéo đi. Ta có thể chú ý vào mộ vùng, một tổ hợp, một nhóm, một cụm mà không nhất thiết phải một điểm duy nhất mới được. Điều cần lưu ý là để phát triển định sâu vào một điểm thì phải ngồi xuống, tĩnh tọa, chứ không nên áp dụng trong những tư thế khác, vì như vậy sẽ khá nguy hiểm.


Chánh niệm

   Chánh niệm là khả năng quan sát một đối tượng đang có mặt trong hiện tại với một thái độ đúng đắn. Tiếng anh dịch là right-mindfulness. Khác với sự quan sát bình thường (niệm), ở đây chúng ta học cách quan sát theo một lối đặc biệt,đó là: quan sát mà không nhồi nặng hay áp đặt, không mang theo kiến thức hay kinh nghiệm cũ , không so sánh hay phán xét, kể cả không định nghĩa hay đặt tên. Nói gọn là quan sát như chính đối tượng đang là, khác với thói quen quan sát theo chính tâm trạng của ta đang là. Thuật ngữ nhà thiền gọi là “nhận diện đơn thuần” (mere recognition) - quan sát với cái tâm thuần khiết, không để rác rến bên trong chi phối.

   Ta thực tập chánh niệm trên 4 phạm trù (Tứ niệm xứ - four foundations of mindfulness): thân (body), thọ (feelings), tâm (mind), pháp (dharmas - objects of mind). điều kiện bắt buộc đó là quan sát thân (cũng như với thọ, thân và pháp) phải như chính đối tượng ấy đang hiện ra trong giây phút hiện tại, dù đối tượng ấy có như thế nào đi nữa. Có mặt trong hiện tại hay định tâm là đã khó rồi, bây giờ lại phải học quan sát với cái tâm không bị những cái đã biết rồi trong đầu chi phối thì quả thật rất khó. Và chỉ khi nào ta có thể quan sát với thái độ đúng đắn (right attitude) như vậy, thì ta mới có thể quan sát tiến trình vận hành tự nhiên và tiếp cận bản chất của phiền não. Sự hiểu biết sâu thẳm về thân phận của ta từ đó sẽ phát sinh.

   Mục đích chính của việc hành thiền là chuyển hóa phiền não, đạt giá trị hạnh phúc chân thật (an lạc - true happiness). Vì lẽ đó mà chánh niệm chính là trái tim của thiền tập. Thực ra, ta phải biết phát triển định và niệm sao cho cân đối trong giai đoạn đầu. Nếu không ta sẽ dễ rơi vào những vùng mờ (do định nhiều) hay chụp bắt đối tượng lung tung (do niệm nhiều). Định niệm phải như hai cánh chim.

   Hãy thường xuyên tự nhắc câu: “Ta đang làm việc này với thái độ như thế nào?” (Ta đang tiếp xúc đối tượng này với thái độ như thế nào?). Dù phát hiện mình có thái độ thích hay không thích, dễ chịu hay khó chịu, mong muốn hay tránh né, thì đó không phải là vấn đề quan trọng. Vấn đề là ta có nhận biết, nhận biết sớm hay trễ, có duy trì sự nhận biết liên tục hay phản ứng gì khi nhận ra không?


Cứ để nó như vậy đi!

   Trải qua một thời gian dài để tâm rong ruổi, lang thang tìm kiếm cái gọi là hạnh phúc (thực ra chỉ là cảm giác dễ chịu trong nhất thời), trong tương lai, bất chợt giây phút nào đó tâm mong cầu rơi rụng xuống, nhường lại khoảng không yên bình trong tâm hồn, ta bỗng rung lên khi nhìn thấy cái gì chung quanh ta cũng đều là mầu nhiệm. “nó đây rồi!” (this is it) là thứ ta đã lãng quên nay mới nhìn ra được.

   Nhưng nếu ta tinh tấn và kiên trì thực tập thêm một chút nữa, quan sát đối tượng kỹ thêm một chút nữa, thì không chỉ biết rõ tình trạng hay tính chất của đối tượng mà ta còn giúp cho khả năng có mặt và quan sát của mình trở nên tinh tường như thời còn bé thơ. “Nó sao rồi?” (how is it going?) là câu thần chú mà ta nên tự nhắc mình tới lui nhiều lần để kiểm tra lại mức độ quan sát. Tại vì thói thường ta hay nhìn mọi vật phớt lờ, hoặc nhìn bằng những vọng tưởng trong đầu mà cứ đinh ninh rằng mình đã thấy đã biết hết rồi.

   Câu thần chú nữa là, “cứ để nó như vậy đi” (let it be). Nó như thế nào cũng được, cứ để yên như vậy, đừng chỉnh sửa hay trang điểm gì cho nó. Thực ra rất khó để làm điều này vì thói quen của ta rất thích can thiệp hay điều khiển đối tượng diễn ra theo ý của mình. Tuy nhiên, khi nhìn kỹ lại, ta thấy hầu hết những phiền muộn hay rắc rối trong cuộc sống chính là do thái độ không cần thiết ấy của ta. Ta quên rằng không phải lúc nào ta cũng đúng, và không phải lúc nào ta cũng có thể thay đổi được tình trạng bởi nó còn phụ thuộc những điều kiện khác ngoài tầm tay ta nữa.

   Có lúc ta chỉ cần đứng yên đó và quan sát chứ không nên làm gì cả. Làm có thể sẽ khiến cho tình trạng tồi tệ hơn, thay vì cứ để nó xảy ra theo tiến trình tự nhiên của nó. Thành cũng được mà bại cũng không sao. Hay thì tốt còn không hay thì cũng chẳng hề hấn gì. Vì sao ư? Vì nó phải như vậy! Vì trong cái bại có chứa cái thành, trong cái không hay có chứa cái hay, trong cái khổ đau có chứa cái hạnh phúc. Ta cần phải học cách chấp nhận cả thuận lẫn nghịch.

   Ngoài ra, quan sát mà không bỏ thêm thái độ hay vọng tưởng của mình vào, quan sát bằng cái tâm trong sáng thuần khiết, thì mới có thể tiếp xúc được bản chất thật của đối tượng. Đây là chất liệu tối cần thiết cho việc khám phá, thấu hiểu, và chuyển hóa phiền não.

   Trong giai đoạn đầu ta không thể nào đem bài thực tập này vào đời sống một cách trọn vẹn được. Nhưng không sao, cứ áp dụng được chừng nào hay chừng đó. Khi tìm thấy được những giá trị quý báu như sự bình an, thảnh thơi, hiểu biết và thương yêu rộng lớn từ thói quen này, ta sẽ tự biết nên làm gì cho bước kế tiếp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

DƯỢC SƯ QUẢNG ĐẢNH CHƠN NGÔN

DƯỢC SƯ QUẢNG ĐẢNH CHƠN NGÔN    Nam - mô Bạt già phạt đế, bệ sát xã, lũ lô thích lưu- ly, bác lặc bà, hắc ra xà giả. Đát tha yết đa gia, a ra hắc đế. Tam miệu tam bột đà gia, đát điệt tha. Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha. (3 lần, 7 lần, 21 lần,…108 lần) Giải kiết, giải kiết, giải oan kiết, Nghiệp chướng bao đời đều giải hết, Rửa sạch lòng trần phát tâm thành kính, Đối trước Phật đài cầu xin giải kiết. Dược Sư Phật, Dược Sư Phật, Tiêu tai Diên Thọ Dược Sư Phật. Tùy tâm mãn nguyện Dược Sư Phật. Nam mô Dược Sư Hội Thượng Phật Bồ Tát. (lạy 3 lần)

SÁM CẦU SIÊU ĐỘ CHÚNG SINH NƠI ĐỊA NGỤC

SÁM HỐI CHO CHÚNG SANH NƠI ĐỊA NGỤC http://thichchanquang.com/sam-hoi-cho-chung-sinh-noi-dia-nguc/ https://www.youtube.com/watch?v=Ga7AlCIe6L4 NIỆM HƯƠNG nguyện đem lòng thành kính Gửi theo đám mây hương Phảng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo Thề Trọn đời giữ đạo Theo Phật Pháp làm lành Cùng Pháp giới chúng sanh Cầu Phật Từ gia hộ Tâm bồ đề kiên cố Chí tu học vững bền Xa bể khổ nguồn mê Chóng quay về bờ giác. KỲ NGUYỆN Hôm nay Đại chúng Tăng ni, Phật tử chùa Phật Quang vân tập trước Phật đường thành tâm hướng về cõi địa ngục, nơi có vô số chúng sinh đang bị đọa lạc vì tội lỗi quá khứ. Để thay cho chúng sinh đó mà sám hối tội lỗi, để thay cho chúng sinh đó phát nguyện đời đời quy Tam Bảo. Xin cho chúng sinh đó nương Phật lực mà sớm thoát khỏi ngục tối. Xin cho chúng sinh đó được chư Tăng dẫn dắt, giáo hóa để tiến tu vô lượng hạnh lành. Rồi ngày kia cùng Pháp giới chúng sinh thành Phật đạo. Nguyện chư Phật phóng quan tiếp độ khi

KỆ PHÓNG SINH

KỆ PHÓNG SINH http://thichchanquang.com/ke-phong-sinh/ NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT NAM MÔ ĐẠI TỪ DI LẶC TÔN PHẬT NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT Theo từ bi Phật dạy Vì thương tưởng chúng sinh Trong tăm tối vô minh Đọa vào thân cầm thú Nên chúng con công đức Làm hạnh phóng sinh này Gỡ thân phận tù đày Cứu nguy cơ bị giết Cho các loài thú vật Đang hiện diện nơi đây Chờ chú nguyện đủ đầy Rồi thoát thân khổ ách Cúi xin mười phương Phật Chư Bồ Tát Thánh Hiền Phóng ánh sáng bảo liên Độ chúng sinh an lạc Chúng sinh quy y Phật Chờ duyên phúc tái lai Tỉnh giấc mộng đêm dài Một lòng theo Phật Pháp Nguyện chúng sinh hiểu rõ Được lầm lỗi của mình Nên tinh tấn tu hành Không đọa thêm lần nữa Nguyện chúng sinh dũng mãnh Theo Phật đến vô cùng Vượt khăn khó nghìn trùng Đạo tâm không thay đổi Nguyện chúng sinh giác ngộ Giải thoát khỏi luân hồi Tứ quả thánh lên ngôi Tâm Từ bi Trí tuệ Phóng sinh này có phúc Con xin