Chuyển đến nội dung chính

THIỀN HIỂU BIẾT (2) (hơi thở,thư giãn, mỉm cười, chắp tay, nghe chuông)

Để Đến Với
Thiền Hiểu Biết
( 2 )



Hơi thở

   Hơi thở là đề mục (theme) rất được ưa chọn để xây dựng kỹ năng quan sát. Tại vì hơi thở luôn có mặt trong ta bất cứ lúc nào ta cần. Ngoài ra, hơi thở là nhịp cầu nối giữa thân và tâm, nên khi quan sát hơi thở thì ta cũng cảm nhận được phần nào tình trạng của tâm.

   Đức Phật đã giảng dạy rất kỹ lưỡng về cách chánh niệm hơi thở (quán niệm hơi thở - anapanasati - mindfulness of breathing).

   Ta có thể cảm nhận trực tiếp hơi thở tại vành trong của lỗ mũi, khi nó chạm nhẹ vào một điểm nào đó trong quá trình vào - ra. Hơi thở có thể là dài hay ngắn, nhẹ nhàng hay nặng nề, gấp gáp hay khoan thai. Ta chỉ cần ghi nhận mà không được điều chỉnh hơi thở theo ý mình, cũng không suy tưởng hay đọc thầm thì trong đầu một câu nào đó. Nó như thế nào cũng được cả. Công việc của ta là quan sát và ghi nhận kỹ phẩm chất của từng hơi thở một.

   Không dễ gì có được hơi thở tự nhiên trong giai đoạn ban đầu, vì ta thường mang theo thói quen điều khiển vào trong sự thực tập. Hơi thở khi bị điều khiển sẽ nặng nhọc, căng thẳng và khiến ta cảm thấy ngột ngạt đến khó thở. Phát hiện ra điều này, hãy tự nhắc nhở mình thả lỏng, buông sự điều khiển ra để cho hơi thở trôi tự nhiên theo tiến trình của riêng nó. Hoặc là ta hãy hít sâu khoảng 3 hơi thở, lắng nghe kỹ tiếng động khì khì nhè nhẹ chạm vào vành trong của lỗ mũi; hay tạm thời chuyển sang đề mục khác ( bộ phận nào đó trên gương mặt chẳng hạn) chừng vài phút rồi bất ngờ quay về tiếp xúc hơi thở. Tiếp xúc được hơi thở tự nhiên ta sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, và an trú.

   Ta có thể tập quan sát hơi thở bất cứ lúc nào, nơi đâu. Dĩ nhiên là còn tùy thuộc vào hoàn cảnh mà ta nên chọn đề mục nào cho phù hợp, hay nên kết hợp qua lại giữa các đề mục. Mỗi khi bị cảm xúc xâm chiếm, nếu chưa đủ sức đối đầu thì ta hãy quay về nương tựa hơi thở để cho cơn bão đi qua. Tuy nhiên, cũng đừng lạm dụng hơi thở để giải quyết mọi tình huống mà quên đi công việc chính của hành thiền đó là quan sát phiền não. Phải cho mình nhiều cơ hội chạm trán phiền não để sớm cứng cáp, trưởng thành, mà còn tiến tới mục tiêu lớn là trí tuệ nữa.


Thư giản

   Mong muốn mọi việc xảy ra đúng với ý mình thường dễ khiến ta căng thẳng, mệt mỏi, đánh mất sự kết nối với những giá trị mầu nhiệm đang xảy ra trong hiện tại. Ngay cả khi đang hành thiền, nếu không cẩn thận, ta lại lao theo những mục tiêu vạch ra mà đánh mất sự thư giãn. Thiếu sự thư giãn tức là thiếu sự quân bình và an trú. Mà tâm không quân bình và an trú thì không thể nào tiến xa trong quá trình khám phá và chuyển hóa phiền não. Trí tuệ không bao giờ sinh khởi trong tình trạng tâm thức đang thiếu sự thư giãn.

   Có thể xem thư giãn là bài thực tập cơ bản đầu tiên mà ta phải làm tốt trước khi bắt tay vào những bài tập khó hơn. Thư giãn thì không khó, nhưng để thư giãn liên tục thì không dễ chút nào!

   Khi sử dụng cánh tay để lặt rau, quét dọn trồng trọt hay đánh máy, ta hãy tập thả lỏng, thay vì cứ gồng lên hoạt động trong sự vội vàng hấp tấp. Khi ngồi, dù làm việc hay ngồi thiền, ta cũng nhớ thả lỏng đôi bờ vai. Khi đi ta nhớ thả lỏng bắp chân, cẳng chân, bàn chân. Khi nói ta nhắc mình nói chậm một chút để cảm nhận rõ rệt giọng nói, âm lượng tốc độ, mà cả từ ngữ mà mình đang sử dụng. Nói chung là bất cứ lúc nào nhớ ra, thì ta hãy thư giãn ngay lập tức. Khi nào điều kiện cho phép, ta nên thư giãn kỹ lưỡng và đầy đủ chi tiết, tức là thư giản từ đỉnh đầu xuống tới hai bàn chân càng lâu càng tốt. Vùng nào trên cơ thể đang căng thẳng hay đau nhức thì thư giãn nơi đó lâu hơn. Còn nếu điều kiện không cho phép thì chỉ cần thư giản vài bộ phận nào đó hoặc thư giãn một cách tổng quát. Điều quan trọng là phải cảm nhận trực tiếp vào sự thư giãn đó, càng sâu càng tốt, để giúp tâm ta an trú và thư giãn theo.

   Lưu ý, nếu không quan sát kỹ tiến trình thả lỏng ấy thì ta rất dễ chìm vào cảm giác êm ái rồi rơi vào những vùng sương mù của tâm thức mà không nhận rõ đối tượng mình đang muốn tiếp xúc.



Mĩm cười
   Khi ta cười thì hơn 300 bắp thịt trên gương mặt được giãn nở ra, đó là một hình thức xoa bóp da rất tự nhiên, giúp trẻ trung hóa con người. Cứ một lần nở nụ cười là một lần trẻ lại, một lần nhăn nhó là một lần già thêm. Nụ cười còn giúp cho thần kinh được thư giãn, làm tan biến những căn thẳng, phiền muộn, lo âu, mệt mỏi.

   Ngạn ngữ Tây Phương nói: “Đừng đợi khi vui mới cười, mà hãy tập mĩm cười cho vui”. Hãy viết sẵn chữ “cười” hay treo một cành lá trên tường để nhắc nhở ta mĩm cười khi thức dậy buổi sáng.

Ta có thể nở nụ cười hàm tiếu để xác nhận rõ nét hơn sự có mặt của bất kỳ đối tượng nào mà đang tiếp xúc, khi ngồi trên xe buýt, đứng chờ ở bưu điện,trao đổi với khách hàng; hoặc nghe thấy chiếc lá rơi, đàn chim bay qua, tiếng chuông reo vang, tiếng khóc của bé thơ,… Tất cả những hình ảnh và âm thanh đó đều góp phần nhắc nhở ta có mặt sâu sắc hơn, hoặc phản ánh rõ nét thái độ sống của ta trong giờ phút hiện tại.

   Khi ta cười, đất trời sẽ cùng cười với ta. Khi ta nở nụ cười trọn vẹn, nụ cười hồn nhiên và chân thật như trẻ thơ, với bất kỳ cái gì mà ta đang tiếp xúc thì mọi vọng tưởng đều tan biến, cái tôi không còn. Có thể nói nụ cười đem ta lại gần với vũ trụ, với vạn vật hơn.

   Khi bực bội, ta hãy tiếp tục nở nụ cười như khi đón nhận một món quà, kết hợp với hơi thở để duy trì nụ cười lâu bền, như vậy năng lượng tỉnh thức sẽ mau chóng hình thành và ôm ấp cơn giận. Rất khó vừa giận mà vừa cười, vì vậy ta hãy tập cười thật nhiều như một thói quen để lấn áp thói quen dễ nóng giận. Nhà văn Viktor Frankl đã viết: “Người nào có khả năng cười được trong mọi hoàn cảnh là người đó biết được kỹ thuật căn bản của nghệ thuật sống”.


Chắp tay

Khi ai đó trao cho ta một tách trà hay mở giùm cánh cửa, kèm theo lời là cái chắp tay như búp sen và cuối đầu nhẹ xuống, sẽ tạo nên một hình ảnh đẹp và quan trọng hơn là tạo ra năng lượng an lành cho chính mình và người xung quanh. Ta thường buông ra lời cảm ơn nhanh quá mà không kịp giữ lại trong tâm trước hành động tử tế của người khác. Chắp tay và cuối đầu vừa giúp ta ý thức rất rõ giá trị của hành động ấy, vừa giúp ta buông bớt cái tôi.

Gặp nhau, không nhất thiết phải mở lời hỏi han, chỉ cần chắp tay búp sen và cuối đầu chào nhau là đem đến cho nhau món quà dễ thương rồi. Hai bên chào nhau trong sự trang trọng như vậy là ý thức sự có mặt mầu nhiệm của nhau, vì trong ai cũng có chất thánh nhưng phải khi bản ngã được thu về thì chất thánh ấy mới hiển lộ. Nên nhớ, bên này gửi đi năng lượng gì thì bên kia thường sẽ đáp trả năng lượng ấy. Đó chính là tính tương tác của vạn vật.

Vậy muốn bên kia cười ta hãy cười trước, muốn bên kia dễ thương ta hãy dễ thương trước. Chắp tay, cúi đầu, kết hợp nụ cười để hiến tặng thì người kia dù khó chịu đến đâu cũng sẽ mềm ra.

Trong khi chắp tay ta cũng không quên ghi nhận cảm giác của hai lòng bàn tay và các ngón tay chạm vào nhau. Đây chỉ là bài thực tập nhỏ, nhưng nếu thực tập hết lòng, duy trì sự cảm nhận thuần khiết suốt tiến trình chắp tay, cúi đầu và mĩm cười, thì tâm ta sẽ được làm mới lại. Vọng động sẽ nhường chỗ cho bình yên. Ít nhất trong giây phút đó ta cảm nhận được chính mình và sự sống. Nói chung bất cứ hình thức nào chuyên chở được nội dung thì hiệu ứng xảy ra sẽ rất lớn. Tặng nhau cái chắp tay búp sen trong ý thức trọn vẹn là món quà ấm áp mà ai cũng cần.



Nghe chuông

Mỗi khi nghe tiếng chuông vang lên, ta tập dừng mọi nói năng, hành động kể cả tư duy, để hết lòng nghe tiếng chuông sâu lắng. Nhờ đó mà thân tâm được nghĩ ngơi, thư thái. Chỉ cần thả lỏng toàn thân, mỉm cười và lắng nghe. Cũng có thể kết hợp với quan sát hơi thở để ta có mặt trong giờ phút hiện tại, nhận diện lại những gì đang hiện hữu bên ta. Để ta không tiếp tục đuổi theo những câu chuyện, đối tượng trong quá khứ hay tương lai nữa.

Khi nghe chuông đã quen, ta có thể thực tập sâu sắc hơn bằng cách quan sát dòng cảm thọ hay suy tưởng của mình để biết rõ những gì mình đã và đang trải qua. Thiền sinh thực tập lâu năm cũng không bỏ qua cơ hội dừng lại nghe chuông, vì nó mang lại cảm giác dễ chịu và giúp cho năng lượng tỉnh thức mạnh mẽ hơn.

Khi nghe chuông nhà thờ, chuông đồng hồ hay chuông điện thoại, ta cũng nên quy ước đó là tính hiệu nhắc nhở ta dừng lại để rà soát hành vi, cử chỉ của mình. Khi lái xe thấy tín hiệu đèn đỏ, ta hãy xem đó là tiếng chuông giúp ta có cơ hội nghĩ ngơi, buông bỏ những suy tưởng vẫn vơ và nhìn lại tâm nôn nóng của mình.

Thiền tập cần có sự thông minh, phải biết tận dụng những âm thanh và màu sắc của cuộc sống làm tín hiệu nhắc nhở ta tỉnh thức. Cứ duy trì sự thực tập lắng nghe những tiếng động xung quanh một cách sâu sắc và trầm tỉnh như vậy, đến một lúc nào đó nhân duyên đầy đủ, tiếng chuông sẽ giúp cho những u mê trong ta tan vỡ, ta sẽ tìm thấy chất thánh vốn có sẵn trong ta mà không phải tìm kiếm ở đâu xa.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

DƯỢC SƯ QUẢNG ĐẢNH CHƠN NGÔN

DƯỢC SƯ QUẢNG ĐẢNH CHƠN NGÔN    Nam - mô Bạt già phạt đế, bệ sát xã, lũ lô thích lưu- ly, bác lặc bà, hắc ra xà giả. Đát tha yết đa gia, a ra hắc đế. Tam miệu tam bột đà gia, đát điệt tha. Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha. (3 lần, 7 lần, 21 lần,…108 lần) Giải kiết, giải kiết, giải oan kiết, Nghiệp chướng bao đời đều giải hết, Rửa sạch lòng trần phát tâm thành kính, Đối trước Phật đài cầu xin giải kiết. Dược Sư Phật, Dược Sư Phật, Tiêu tai Diên Thọ Dược Sư Phật. Tùy tâm mãn nguyện Dược Sư Phật. Nam mô Dược Sư Hội Thượng Phật Bồ Tát. (lạy 3 lần)

SÁM CẦU SIÊU ĐỘ CHÚNG SINH NƠI ĐỊA NGỤC

SÁM HỐI CHO CHÚNG SANH NƠI ĐỊA NGỤC http://thichchanquang.com/sam-hoi-cho-chung-sinh-noi-dia-nguc/ https://www.youtube.com/watch?v=Ga7AlCIe6L4 NIỆM HƯƠNG nguyện đem lòng thành kính Gửi theo đám mây hương Phảng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo Thề Trọn đời giữ đạo Theo Phật Pháp làm lành Cùng Pháp giới chúng sanh Cầu Phật Từ gia hộ Tâm bồ đề kiên cố Chí tu học vững bền Xa bể khổ nguồn mê Chóng quay về bờ giác. KỲ NGUYỆN Hôm nay Đại chúng Tăng ni, Phật tử chùa Phật Quang vân tập trước Phật đường thành tâm hướng về cõi địa ngục, nơi có vô số chúng sinh đang bị đọa lạc vì tội lỗi quá khứ. Để thay cho chúng sinh đó mà sám hối tội lỗi, để thay cho chúng sinh đó phát nguyện đời đời quy Tam Bảo. Xin cho chúng sinh đó nương Phật lực mà sớm thoát khỏi ngục tối. Xin cho chúng sinh đó được chư Tăng dẫn dắt, giáo hóa để tiến tu vô lượng hạnh lành. Rồi ngày kia cùng Pháp giới chúng sinh thành Phật đạo. Nguyện chư Phật phóng quan tiếp độ khi

KỆ PHÓNG SINH

KỆ PHÓNG SINH http://thichchanquang.com/ke-phong-sinh/ NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT NAM MÔ ĐẠI TỪ DI LẶC TÔN PHẬT NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT Theo từ bi Phật dạy Vì thương tưởng chúng sinh Trong tăm tối vô minh Đọa vào thân cầm thú Nên chúng con công đức Làm hạnh phóng sinh này Gỡ thân phận tù đày Cứu nguy cơ bị giết Cho các loài thú vật Đang hiện diện nơi đây Chờ chú nguyện đủ đầy Rồi thoát thân khổ ách Cúi xin mười phương Phật Chư Bồ Tát Thánh Hiền Phóng ánh sáng bảo liên Độ chúng sinh an lạc Chúng sinh quy y Phật Chờ duyên phúc tái lai Tỉnh giấc mộng đêm dài Một lòng theo Phật Pháp Nguyện chúng sinh hiểu rõ Được lầm lỗi của mình Nên tinh tấn tu hành Không đọa thêm lần nữa Nguyện chúng sinh dũng mãnh Theo Phật đến vô cùng Vượt khăn khó nghìn trùng Đạo tâm không thay đổi Nguyện chúng sinh giác ngộ Giải thoát khỏi luân hồi Tứ quả thánh lên ngôi Tâm Từ bi Trí tuệ Phóng sinh này có phúc Con xin