Chuyển đến nội dung chính

THÍCH NGHĨA_ KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN

THÍCH NGHĨA

(1) Trời Đao Lợi: Là từng trời thứ hai trog sáu từng trời ở cỏi Dục. Đao Lợi là tiếng Phạn, dịch là “Tam thập tam” nghĩa là ba mươi ba, từng trời này tại núi Tu Di nơi đó chia ra làm 33 nước trời, 32 nước ở bốn phương xung uanh, mỗi phương 8 nước; chính giữa là Thiện Kiến thành, cung trời của Đế Thích, vị trời này quyền thống nhiếp cả 33 nước trời.

Đương thời đó Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngự tại cung Trời này mà thuyết pháp trong ba tháng (từ tháng 4 đến tháng 7) Thánh mẫu là bà Ma Gia Phu Nhơn sanh mẫu của Thái tử Sĩ Đạt Ta. Bảy ngày sau khi hạ sanh Thái tử, bà bỏ thân người sanh lên cõi trời Đao Lợi. Bấy giờ Đức Phật sắp nhập diệt, ngài ngự lên đó nói pháp, trước để đáp ơn sanh thành, sau nhơn đó mà giáo hóa hàng chư Thiên, cùng Long, Thần bát bộ và cả thảy Thánh, phàm.

(2) Vô lượng, vô biên, vô số, bất khả thuyết, bất khả tư nghị v.v… tĐều là những con số lớn dùng bên Thiên Trúc.

(3) Đời ác ngũ trược: Là hiện thời đủ cả 5 điều nên thành đời ác.

   1. Kiếp trược: Thời gian biến đổi không ngừng, có đủ 4 món trược dưới đây.

   2. Kiến trược: Sự thấy biết sai lầm, tin nhận tà vạy chính là món “lợi sử” vậy.

   3. Phiền não trược: Tham, sân hừng hẫy, si mê, điên đảo v.v… chính là những tánh về “độn sử” vậy.

   4. Chúng sanh trược: Sanh tử, tử sanh nối luôn không dứt.

   5. Mạng trược: Thọ mạng ngắn ngủi.
     
     Cang cường: Là tánh tình ương ngạnh khó bảo khó dạy.

     Pháp khổ pháp vui: Tức là Tứ chơn Đế lý.
   
   1) Khổ đế: Ba cõi sanh tử, già, đau, sống, chết, v.v… không    lường sự khổ hoạn, tức là quả khổ.

   2) Tập đế: Phiền não, chứa nhóm kết thành nghiệp nhơn sanh tử, tức là nhân khổ.

   3) Diệt đế: Dứt hẳn phiền não, khỏi hẳn sanh tử, an vui vắng lặng (Niết Bàn) tức quả vui.

   4) Đạo đế: Các Thánh đạo những phương pháp tu hành để đoạn phiền não chứng quả Thánh, tức là nhân vui.

Trong bốn đế lý trên, khổ là quả báo khổ, tập là nghiệp nhân xấu, do nhân xấu mà phải thọ lấy quả báo khổ, đó là “pháp khổ”.

Diệt là quả an vui, đạo là đạo hạnh lành mà chứng lấy quả an vui, đó là “pháp”. Đức Phật dạy cho chúng sanh biết rõ pháp khổ để dứt trừ cùng thoát ly, dạy cho chúng sanh biết rõ pháp vui để tu hành cùng chứng lấy.

   4. Thị giả: là người hầu hạ - người hầu hạ Phật tức là Bồ Tát vậy.

   5. Cõi dục có 6 từng trời: 1. - Trời Tứ Thiên Vương, Trời này ở giữa chừng từng núi Tu Di 2. - Trời Đao Lợi, Trời này ở tại đỉnh núi Tu Di. (2 từng Trời này dùng ánh sáng mặt trời). 3. - Trời Tu Diệm Ma, cũng gọi là trời Dạ Ma. 4. - Trời Đâu Suất Đà . 5. - Trời Hóa Lạc. 6. - Trời Tha Hóa Tự Tại (4 từng trời này tự có ánh sáng riêng, và nương mây mà ở).

Từ trời Phạm Chúng, trời Phạm Phụ đến trời Sắc Cứu Cánh, trời Ma Hê Thủ La thuộc về cõi Sắc, (có Sắc nhưng không có lòng dục nhiễm).

Cõi Vô Sắc có 4 từng: 1- Không Vô Biên Xứ Thiên. 2- Thức Vô Biên Xứ Thiên. 3- Vô Sở Hữu Xứ Thiên. 4- Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên. (4 từng Trời này chỉ có định quả thân chứ không có thân về sắc chất).

6. Tám bộ chúng: 1. Thiên chúng - hàng chư Thiên. (Thiên Tướng). 2. Long chúng (loài rồng). 3. Dạ Xoa chúng (các thần Dạ Xoa). 4. Càn Thát Bà Chúng (các thần đánh nhạc của Trời Đế Thích). 5. A Tu La chúng (Thần Phi Thiên). 6. Ca Hầu La chúng (loài Kim Sí điểu). 7. Khẩn Na La chúng (Thần múa hát của Trời Đế Thích). 8. Ma Hầu La già chúng (Đại mãng xà Thần).

7. Sông Hằng: Là một con sông to lớn, bắt nguồn từ dãy núi Hy Mã chảy ngang qua xứ Ấn Độ rồi đổ vào Ấn Độ Dương, lòng sông cùng hai bên bãi có rất nhiều cát mịn. Đương thời Đức Phật thường nói Pháp ở các nước thuộc lưu vực sông Hằng nên phàm nói một số lớn, Đức Phật lấy một số cát trong sông Hằng để ví dụ, mà nói là “Hằng hà sa số”.

Bồ Tát thuộc về Đại thừa, có ba mươi bậc Hiền:

(Trụ vị 10 bậc, Hạnh Vị 10 bậc, Hướng Vị 10 bậc) 10 bậc Thánh, tức là Thập Địa:



1. Hoan Hỷ địa
2. Phát Quang địa
3. Nan Thắng địa
4. Viễn Hành địa
5. Thiện Huệ địa
6. Ly Cấu Địa
7. Diệm Huệ địa
8. Hiện Tiền địa
9. Bất Động địa
10. Pháp Vân địa


Trên Pháp Vân địa có bậc Đẳng giác Bồ Tát, mãn bậc Đẳng giác thời thành Diệu giác (Phật quả).

Bích Chi Phật thuộc về Trung Thừa có hai hạng:

A. Độc Giác, ra đời không gặp Phật và Phật pháp, do sẵn có căn lành, ngó thấy cảnh tang thương hoa tàn, lá úa… ngộ lý vô thường, phát tâm xuất ly tục trần tự tu tập lý vô thường mà chứng quả Vô sanh khỏi vòng sanh tử trong tam giới.

B. Duyên Giác, ra đời gặp Phật và Phật pháp tu tập Thập nhị nhơn duyên quán mà chứng quả Vô sanh.

Hai hạng Bích Chi Phật trên, về phần tu tập thời khác với Thanh Văn, nhưng quả chứng thời đồng với bậc A La Hán.

Thanh Văn thuộc về Tiểu thừa, y theo Thánh giáo của Phật dạy tu tập Tứ đế lý mà chứng Thánh quả. Có 1. Tu Đà Hoàn (Dự Lưu quả). 2. Tư Đà Hàm (Nhất Lai quả). 3. A Na Hàm (Bất Lai quả). 4. A La Hán (Vô Sanh quả).

8. Ác Đạo: Ba đường dữ (Súc sanh đạo, Ngạ quỷ đạo và Địa ngục đạo).

9. Ba ngôi báu quý: Phật, Pháp và Tăng.

10. Chánh kiến: Kiến giải (thấy biết nhận hiểu chơn chánh). Phàm chỗ nhận hiểu đúng Phật Pháp thời là chánh kiến, ngoài Phật Pháp mà nhận hiểu khác thời đều là tà kiến.

11. Vô gián địa ngục: Ở phẩm thứ ba có nói rõ.

12. Quỷ Vương: Chúa loài quỷ.

13. Oai Thần: Thần thông các bậc Thánh.

14. Ba Nghiệp: Thân, Khẩu, Ý, Nghiệp nghĩa là tạo tác thi vi, ba chỗ này có công năng tạo tác thi vi nên gọi là ba nghiệp.

   Nghiệp lực: Sức nghiệp ác của chúng sanh gây tạo ra.

16. Mười hạnh lành: Ba hạnh thuộc về thân: 1. -Không sát sanh mà phóng sanh. 2. -Không trộm cướp mà bố thí. 3. -Không tà dâm mà đoan chánh.
   
   Bốn hạnh thuộc về khẩu: 1. -Không nói dối mà nói chơn thật. 2. -Không nói lời chia rẽ mà nói lời hòa giải. 3. -Không nói lời thô ác mà nói lời ôn hòa nhã nhặn. 4. -Không nói lời thêu dệt mà nói lời chắc đúng.
   
   Ba hạnh thuộc về ý: 1. -Không có lòng tham lam bỏn sẻn mà sanh lòng rộng rãi xả thí. 2. -Không có lòng hờn giận ganh ghét mà sanh lòng tùy hỷ xót thương. 3. -Không có lòng si mê ta kiến mà sanh lòng sáng suốt nhận hiểu chơn chánh.

17. Nghĩa của các địa ngục: Cực Vô gián, cùng tột Vô gián. (Nghĩa Vô gián, đã có ở phần trước) - Đại A tỳ (Vô gián lớn) - Tứ giác (bốn góc) - Phi đao (dao bay) - Hảo tiễn (tên lửa) - Giáp sơn (núi ép) - Thông thương (phóng đâm) - Thiết Xa (xe sắt) - Thiết sàng (giường sắt) - Thiết ngưu (trâu sắt) - Thiết y (áo sắt) - Thiên nhẫn (nghìn mũi nhọn) - Thiết lư (lừa sắt) - Dương đồng (nước đồng sôi) - Bảo trụ (ôm cột đồng) - Lưu hỏa (lửa văng) - Canh thiệt (cày lưỡi) - Tỏa thủ (chém đầu) - Thiêu cước (đốt chân) - Đạm nhãn (móc mắt) - Thiết hoàn (hoàn sắt) - Tranh luận (cãi cọ) - Thiết thù (thù sắt) - Đa sân (nhiều giận).

18. Kiếu oán (kêu la) Bạt thiệt (kéo lưỡi) - Phẩn niếu (phẩn tiểu) - Đồng tỏa (khóa đồng) - Hỏa tượng (voi lửa) - Hỏa cẩu (chó lửa) - Hỏa mã (ngựa lửa) - Hỏa ngưu (trâu lửa) - Hỏa sơn (núi lửa) - Hỏa Thạch (đá lửa) - Hỏa sàng (giường lửa) - Hỏa lương (sà lửa) - Hỏa ưng (diều lửa) - Cứ nha (cưa răng) - Bác bì (lột da) - Ẩm huyết (uống máu) - Thiêu thủ (đốt tay) - Đảo thích (đâm ngược) - Hỏa ốc (nhà lửa) - Hỏa lang (sói lửa).

19. Năm tướng suy hao: Khi một vị Trời nào số thọ đã mãn, thì trước khi chết có năm tướng này hiện ra:
   1. Hoa trên mãn héo khô
   2. Mất hào quang nơi thân
   3. Mình rịn chất hôi
   4. Ở không an
   5. Quyến thuộc nhàm lánh

   

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

DƯỢC SƯ QUẢNG ĐẢNH CHƠN NGÔN

DƯỢC SƯ QUẢNG ĐẢNH CHƠN NGÔN    Nam - mô Bạt già phạt đế, bệ sát xã, lũ lô thích lưu- ly, bác lặc bà, hắc ra xà giả. Đát tha yết đa gia, a ra hắc đế. Tam miệu tam bột đà gia, đát điệt tha. Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha. (3 lần, 7 lần, 21 lần,…108 lần) Giải kiết, giải kiết, giải oan kiết, Nghiệp chướng bao đời đều giải hết, Rửa sạch lòng trần phát tâm thành kính, Đối trước Phật đài cầu xin giải kiết. Dược Sư Phật, Dược Sư Phật, Tiêu tai Diên Thọ Dược Sư Phật. Tùy tâm mãn nguyện Dược Sư Phật. Nam mô Dược Sư Hội Thượng Phật Bồ Tát. (lạy 3 lần)

SÁM CẦU SIÊU ĐỘ CHÚNG SINH NƠI ĐỊA NGỤC

SÁM HỐI CHO CHÚNG SANH NƠI ĐỊA NGỤC http://thichchanquang.com/sam-hoi-cho-chung-sinh-noi-dia-nguc/ https://www.youtube.com/watch?v=Ga7AlCIe6L4 NIỆM HƯƠNG nguyện đem lòng thành kính Gửi theo đám mây hương Phảng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo Thề Trọn đời giữ đạo Theo Phật Pháp làm lành Cùng Pháp giới chúng sanh Cầu Phật Từ gia hộ Tâm bồ đề kiên cố Chí tu học vững bền Xa bể khổ nguồn mê Chóng quay về bờ giác. KỲ NGUYỆN Hôm nay Đại chúng Tăng ni, Phật tử chùa Phật Quang vân tập trước Phật đường thành tâm hướng về cõi địa ngục, nơi có vô số chúng sinh đang bị đọa lạc vì tội lỗi quá khứ. Để thay cho chúng sinh đó mà sám hối tội lỗi, để thay cho chúng sinh đó phát nguyện đời đời quy Tam Bảo. Xin cho chúng sinh đó nương Phật lực mà sớm thoát khỏi ngục tối. Xin cho chúng sinh đó được chư Tăng dẫn dắt, giáo hóa để tiến tu vô lượng hạnh lành. Rồi ngày kia cùng Pháp giới chúng sinh thành Phật đạo. Nguyện chư Phật phóng quan tiếp độ khi

KỆ PHÓNG SINH

KỆ PHÓNG SINH http://thichchanquang.com/ke-phong-sinh/ NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT NAM MÔ ĐẠI TỪ DI LẶC TÔN PHẬT NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT Theo từ bi Phật dạy Vì thương tưởng chúng sinh Trong tăm tối vô minh Đọa vào thân cầm thú Nên chúng con công đức Làm hạnh phóng sinh này Gỡ thân phận tù đày Cứu nguy cơ bị giết Cho các loài thú vật Đang hiện diện nơi đây Chờ chú nguyện đủ đầy Rồi thoát thân khổ ách Cúi xin mười phương Phật Chư Bồ Tát Thánh Hiền Phóng ánh sáng bảo liên Độ chúng sinh an lạc Chúng sinh quy y Phật Chờ duyên phúc tái lai Tỉnh giấc mộng đêm dài Một lòng theo Phật Pháp Nguyện chúng sinh hiểu rõ Được lầm lỗi của mình Nên tinh tấn tu hành Không đọa thêm lần nữa Nguyện chúng sinh dũng mãnh Theo Phật đến vô cùng Vượt khăn khó nghìn trùng Đạo tâm không thay đổi Nguyện chúng sinh giác ngộ Giải thoát khỏi luân hồi Tứ quả thánh lên ngôi Tâm Từ bi Trí tuệ Phóng sinh này có phúc Con xin